• Sức sống dẻo dai

    ArtisBamboofores 
    Tâm tịnh đời vui

  • Chuyên mục

  • Lịch

    Tháng Mười Một 2010
    H B T N S B C
    1234567
    891011121314
    15161718192021
    22232425262728
    2930  
  • Lưu trữ

  • Huyễn hóa hư vọng

  • Lời hay ý đẹp

    Không làm các việc ác

    Vâng làm các việc lành

    Giữ tâm ý trong sạch

    Đó là lời Phật dạy.

  • Tương tác

  • Khách thăm nhà

  • Tâm Thiện

    wwf 

    natureconservancy

  • Sắc màu cuộc sống

    Xa Loi Dau 7 Mau - Phat Thich Ca

  • Ngũ uẩn giai không

    • 306 959 hits

Kinh nghiệm luyện thiền

Trong một ý niệm giải thích về Thiền, Thiền Sư Vô Ngôn Thông đã phát biểu: Thiền hay Thiền Sư không phải là một cái gì có thể định nghĩa được, như cây thoan lư kia, nhìn thẳng vào đó thì thấy ngay, khỏi cần qua trung gian ngôn ngữ và khái niệm. Thiền là sự tỉnh thức, sự sinh hoạt trong thế giới thực tại, chỉ có thể thể nghiệm mà không thể đàm luận và giảng giải. (VNPG Sử Luận).thientinhtam

Kinh nghiệm thiền tập của Tâm Thiền:

Trước tiên bạn cần nhận thức cái tôi là không thật. Cái tôi chỉ là do vô số các yếu tố khi đủ duyên thì hội tụ thành, khi duyên tiêu tán thì tan mất. Nói tôi vui, tôi buồn, tôi thương, tôi ghét là không thật đúng. Bởi nếu có cái tôi thì khi vui phải vui mãi không ngơi sao có lúc lại nói tôi buồn, hay như khi thương thì phải thương hoài sao có lúc lại nói tôi ghét. Cái tôi chỉ là huyễn hóa, duyên hợp tạm bợ. Cái tôi do đó không thật có, thì cái gọi là của tôi cũng không thật.

Khi có nhận thức như vậy, chúng ta sẽ dần vơi giảm ái ngã, vốn dĩ là nguồn gốc của tham, sân, si, của mọi khổ đau trong cuộc đời. Khi có nhận thức về cái tôi như vậy, thì khi có những ý niệm, xúc cảm hỷ nộ ái ố… lăn xăn khởi lên trong tâm tưởng, khi ấy, bạn chỉ cần nhìn thẳng vào chúng. Chỉ cần nhìn, nhìn, và nhìn mà không khởi lên bất kỳ một ý nghĩ nào khác, không tham đắm, không đè nén, không lãng tránh, không cố diệt trừ, cũng không mong cầu bình yên. Nhìn để thấy được các tiến trình sinh khởi, lan tỏa, tăng giảm cường độ, và dần tan biến mất của chúng. Liền ngay đây, bình yên sẽ hiện lên, bản tâm hằng thanh tịnh, rỗng rang, và sáng tỏ sẽ hiện lên.

Từ bản tâm này, bạn có thể phát khởi ra những ý nghĩ, lời nói, và hành động đúng đắn làm lợi lạc cho không chỉ bản thân, mà còn cho cả mọi chúng hữu tình xung quanh.

Niệm tưởng, xúc cảm chỉ là huyễn hóa, duyên hợp tạm bợ. Nên khi chúng khởi lên, chỉ cần hay biết, chỉ cần nhìn như vậy, chúng sẽ dần tan.

Có bốn Pháp để bạn thực hành:

– Biết vọng không theo: nhìn với ánh nhìn như trên.

– Đối cảnh vô tâm: vô tâm này là không khởi tâm phân biệt, không rơi vào thế giới nhị nguyên với các ý nghĩ đối đãi giữa có không, được mất, đi đứng, ngồi nằm, trong ngoài, trên dưới, thiện ác, đẹp xấu, to nhỏ, dài ngắn,… Do nhận biết cảnh bên ngoài chỉ là huyễn hóa, duyên hợp tạm bợ nên liền buông xả, không khởi ý phân biệt. Như nhìn một bông hoa chỉ là nhìn như bông hoa đang là, không khởi ý khen chê đẹp xấu, để không phải khởi lên xúc cảm thích, hay không thích, thương, hay ghét.

– Không kẹt vào hai bên đối đãi: vượt thoát khỏi thế giới nhị nguyên.

– Thường sống với bản tâm thanh tịnh, rỗng rang, và sáng tỏ, không theo cái giả.

————

Chúng ta ngồi thiền để đạt được điều gì? Đối với tôi ngồi thiền mỗi ngày là một thói quen không thể thiếu. Sau mỗi thời thiền tôi cảm thấy toàn thân nhẹ nhàng, tinh thần rỗng rang, tỉnh táo, đặc biệt là sau thời thiền buổi trưa, không cần ngủ nhưng tôi vẫn có thể duy trì đuợc trạng thái tươi mới như lúc sáng.

Sau nhiều lần thử nghiệm các phương pháp như theo dõi hơi thở, sự phồng xẹp của bụng khi hít vào thở ra, tôi thấy rằng việc kết hợp cân bằng giữa định và quán vào một điểm trên chóp mũi, vừa tưởng tượng điểm đó màu trắng vừa giữ cố định nó là phương pháp phù hợp nhất với mình, đem lại cho tôi những trải nghiệm trên.

Mỗi khi bắt đầu thời thiền tôi đều thực hành như vậy. Mỗi khi có niệm khởi lên tôi liền buông bỏ ngay để tiếp tục pháp thiền của mình. Việc buông bỏ này đôi khi diễn ra dễ dàng như trở bàn tay do niệm khởi lên ít liên quan đến bản thân như hình ảnh, âm thanh của một bộ phim, hoặc ý nghĩ về một câu chuyện nào đó thú vị, hấp dẫn của người khác… Tuy nhiên, khi các niệm có liên quan trực tiếp đến bản thân như những lời nhận xét của người khác đối với tôi thì khi ấy việc buông bỏ gặp ít nhiều khó khăn.

Tôi bị chúng lôi kéo khỏi pháp định quán song tu của mình, trở thành người tự đặt câu hỏi và đưa ra những lý lẽ biện luận cho vấn đề nhằm đem lại cảm giác dễ chịu cho mình. Tôi cảm thấy càng lúc càng bị chúng lấn áp, làm cho thời thiền trở nên nặng nề. Những niệm này đôi khi là lời giải đáp cho những khúc mắc của tôi trong đời sống thường ngày hoặc có khi là ý nghĩ sân đối với đối tượng đã gây ra sự bất lợi, đem đến những cảm xúc tiêu cực trong tôi. Khi ấy tôi bắt đầu áp dụng cách quán tưởng rằng tất cả các niệm dù tích cực hay tiêu cực đều chỉ làm tôi tiêu hao năng lượng, trong khi tôi muốn dành càng nhiều năng lượng càng tốt vào pháp thiền của mình. Tất cả chúng chỉ là bề nổi, không thực sự là trạng thái sâu thẳm, bất diệt, không thêm không bớt mà những ai tu thiền đều muốn hướng đến.

Ngay khi nhận thức như vậy tâm tôi bỗng trở nên nhẹ nhàng hơn, có cảm giác như vừa trút được một gánh nặng xuống đất, tôi lại có thể dễ dàng quay về với pháp thiền của mình đó là hướng vào nhận thức và duy trì sự hiện diện của điểm trắng trên chóp mũi. Tuy nhiên, các niệm vẫn còn quanh quẩn một cách vi tế đâu đó trong tâm thức, tôi cứ để việc đó như thế diễn ra, không còn thấy cần thiết phải chú ý đến chúng nữa. Khi ấy việc hành thiền tiếp diễn trong một không gian tâm thức tương đối thanh tịnh.

Đôi khi việc dập tắt các niệm lại được sự tiếp duyên từ bên ngoài. Có những thời thiền khi đang bị các tạp niệm lấn áp thì bỗng dưng một tiếng động lớn bên ngoài vang lên làm chúng dừng lại một cách nhanh chóng. Điều gì đã diễn ra? Tôi quán sát thấy rằng chính cái khoảnh khắc ngay lúc nghe thấy tiếng động, chỉ nghe chứ chưa khởi tâm phân biệt tiếng động của vật gì phát ra hay ai gây ra, khoảnh khắc này tồn tại rất ngắn ngũi như đức Phật từng so sánh tạm thời với một cái khẩy móng tay, hay chính xác phải gọi là một sát na (một đơn vị thời gian rất nhỏ) là bản tâm thanh tịnh bất biến, không thêm không bớt của mình, khi đó tôi không vương vấn với niệm cũ cũng không ham thích chạy theo tiếng động. Tâm thanh tịnh này trong thiền Tông gọi là “Bản lai diện mục” hay bộ mặt xưa nay của ta, là nơi phát xuất và trở về của các trạng thái tâm tham, sân, si. Tâm này chính là mặt nước phẳng lặng trong suốt, còn các tâm kia như những gợn sóng, sóng to hay sóng lớn đều có chung bản tánh của nước. Nhận thức như vậy, tôi ngày càng có thể bắt gặp được nhiều hơn cái khoảnh khắc đó, hòa nhập vào nó, khi đó không còn thấy tồn tại người đang quán sát và đối tượng quán sát nữa.

Nhưng sự đau đớn không dễ gì từ bỏ tôi, nó lại tăng lên một cách khủng khiếp hơn, trong khi các tạp niệm vẫn đang vây quanh và có chiều hướng tăng dần cùng với cơn đau làm đầu óc tôi bắt đầu nặng nề, mệt mỏi, thân tâm bị dao động. Như dây đàn quá căng hoặc quá chùng thì không thể phát ra âm thanh hay, tôi bắt đầu chuyển chánh niệm trở lại với điểm trắng tại chóp mũi, quán tưởng các tế bào thần kinh là vô số các điểm trắng ấy. Lúc đó tâm tôi dần trở nên nhẹ nhàng hơn, đầu óc không còn thấy nặng nề, căng kéo nữa. Tiếp đến tôi quán tưởng điểm đang diễn ra cơn đau mạnh nhất di chuyển về hợp với điểm trắng. Bằng cách ấy, thân (chóp mũi, trạng thái nhận biết “có thân thể đây”, theo Kinh Tứ Niệm Xứ), thọ (cơn đau nơi thân và cảm giác nặng nề, căng thẳng, bứt rức, bực bội ở tâm), tâm (trạng thái của tham, sân, si phát sinh khi muốn không còn phải chịu đau đớn, muốn được thoải mái trong một tư thế khác nhưng cũng vừa muốn duy trì tư thế cũ) và pháp (những gì còn rơi rớt lại trong tâm bao gồm các vọng niệm (hình ảnh, âm thanh, mùi vị, xúc chạm…), các trạng thái tham, sân, si; các lạc thọ, khổ thọ…) như hòa vào nhau. Cảm thọ đau, các niệm cấu uế, các dao động, mệt mỏi của thân tâm dần dần tan biến, giảm bớt, một cảm giác an lạc, nhẹ nhàng lại đến với tôi. Nhưng sau một lúc, cơn đau lại nổi bật lên trên các yếu tố khác, khi ấy tôi cố gắng giữ bình tĩnh, chú tâm, chánh niệm một cách liên tục vào nó, giữ khoảng cách không quá gần cũng không quá xa thì không lâu sau nó bỗng chấm dứt một cách đột ngột, toàn thể thân tâm tôi trở nên nhẹ nhàng, an lạc và yên bình.

Trong suốt thời thiền, khoảng 45 phút đầu tôi chủ yếu thực hành pháp định quán song tu, cố gắng duy trì và tưởng tượng ra một điểm trắng trên chóp mũi mà không quan tâm đến các tạp niệm. Sau đó, cơn đau mới thực sự bắt đầu tăng dần, mặc dù trong 45 phút đầu có đôi lúc cơn đau xuất hiện nhưng nó nhanh chóng tan biến, tôi cũng không mấy để tâm quán sát nó, nhưng vào lúc này tôi bắt đầu áp dụng lần lượt các cách đối trị cơn đau như trên. Một là giữ chánh niệm liên tục vào cơn đau để nhận thấy sự sinh diệt liên tục của nó để rồi đến một lúc nào đó có thể tiến tới trực nhận khoảnh khắc nó chấm dứt (về mặt sinh học thì có cái gọi là cơn đau, cái này thì mãi mãi tồn tại cho đến khi chết còn về mặt tâm thức nói chấm dứt cơn đau là nói không còn có cái tôi chịu đựng đau đớn vậy). Đây là cách tốt nhất để phát triển năng lực thiền định đưa đến các tầng thiền sâu hơn. Hai là tạm thời quán tưởng chuyển cảm giác về cơn đau và các tạp niệm đến hợp với điểm trắng để giảm bớt căng thẳng, sau đó quay trở lại tiếp tục thực hành cách thứ nhất. Và cuối cùng, khi cảm thấy không còn có thể đối diện với cơn đau được nữa, tôi liền hạ thấp niềm kiêu hãnh của mình và dần dần xuất thiền, thay đổi tư thế, nghỉ ngơi khoảng 5 đến 10 phút rồi sau đó tiếp tục thời thiền thứ hai cũng với tư thế hoa sen nhưng thay vì chân phải bắt chéo lên chân trái, thì giờ đây là chân trái bắt chéo trên chân phải.

Bằng cách ứng dụng các cách thức quán tưởng trên, tôi có thể ngày càng kéo dài thời thiền của mình, tăng dần từ lúc ban đầu thực tập chỉ được 30 phút lên đến hơn một tiếng như hiện nay.

Các bạn thì sao, hãy chia sẻ kinh nghiệm thực tập thiền của mình để chúng ta đạt được nhiều an lạc trong đời sống hàng ngày.

Nguồn Ảnh: SmashingMagazine

26 bình luận

  1. Hi bạn Tâm Thiền,
    Hình như mỗi người có một kinh nghiệm riêng khi trải nghiệm thiền hay sao ấy. Mình thiền mới vài tháng nay thôi, ý thức vẫn liên miên lăng xăng nhưng giờ mình chẳng quan tâm nữa, vì mình biết nó tự sinh tự diệt nếu như mình nhìn trực diện vào nó. Có nhiều khi ngồi bắt đầu đau mỏi chân thì mình lại quán cái cơn đau này nó chỉ là cảm thọ thôi mà, nó cũng vô thường, nó cũng sẽ qua thôi. Giờ thì mình có thể ngồi được 1h – 1h30′. Mình cũng chưa có thầy vì mình chỉ xem trên thường chiếu, do thích thiền và tự tìm hiểu và tập thôi nên đôi khi mong có thiện tri thức để học hỏi thêm nhiều, mình thật sự muốn học hỏi. Mình có nên có 1 vị chân sư để dẫn đường không? Hay cứ để Mọi thứ vận hàng theo tự nhiên?

  2. Tâm Thiền cũng trải qua tương tự như những lời bạn nói trên.
    Vận hành theo ý bạn là theo tự nhiên nhất, bạn cảm thấy muốn tìm chân sư dẫn đường hay bạn đồng tu để trao đổi chỉ có bạn là hiểu rõ nhất những rung cảm, bức xúc trong mình để sau đó đi đến quyết định hợp lý làm cân bằng nội tâm.

  3. Mình cũng khóai thuận theo tự nhiên. Nhưng nếu có người dẫn đường cảm thấy an tòan hơn thì phải. 🙂

  4. Tâm lý chung của mọi người là vậy mà, tất cả đều là người dẫn đường của nhau, chỉ có bác Bụt mới một mình một ngựa xong pha khắp cõi nước 🙂

  5. Thiền Sư Vô Ngôn Thông họ Trịnh, quê ở Quảng Châu, xuất gia tại chùa Song Lâm xứ Vũ Châu. Tánh Sư điềm đạm ít nói mà thông minh, nên thời nhân gọi là Vô Ngôn Thông.

    Sư lễ Phật, có một Thiền khách hỏi:- Tọa chủ lễ đó là cái gì?

    Sư đáp:- Là Phật.

    Thiền khách bèn chỉ tượng Phật hỏi:- Cái này là Phật gì?

    Sư không đáp được.

    Ðến tối, Sư y phục chỉnh tề đến lễ Thiền khách, thưa:

    – Hôm nay Thầy hỏi, tôi chưa biết ý chỉ thế nào?

    Thiền khách hỏi:- Tọa chủ được mấy hạ?

    Sư thưa:- Mười hạ.

    Thiền khách bảo:- Ðã từng xuất gia chưa?

    Sư càng thêm mờ mịt.

    Thiền khách khuyên Sư đồng đến tham học với Mã Tổ. Ði đến Giang Tây nghe tin Mã Tổ đã tịch, bèn đến yết kiến Bá Trượng Hoài Hải.

    *

    Một hôm, trong giờ tham vấn, có vị Tăng hỏi Bá Trượng:

    – Thế nào là pháp môn đốn ngộ của Ðại thừa?

    Bá Trượng đáp:

    – Ðất tâm nếu không, mặt trời trí tuệ tự chiếu.

    Nghe câu này, Sư hoát nhiên đại ngộ.

    *

    Sau, Sư về Quảng Châu trụ trì tại chùa Hòa An.

    Có người hỏi:- Thầy phải Thiền sư chăng?

    Sư đáp:- Bần đạo chẳng từng học thiền.

    Sư lặng thinh giây lâu, gọi người kia:

    Người kia đáp:- Dạ!

    Sư chỉ cây tông lư (cây móc).

  6. Câu chuyện hay quá, cảm ơn bác đã chia sẻ 🙂
    Đúng là mặt biển phẳng lặng có thể cuốn trôi mọi sóng gió, do phản chiếu toàn bộ ánh mặt trời nên gió có muốn thổi đến cũng nhanh chóng bị bay hơi 😀

  7. Nhờ thiền, hiện giờ mỗi hành động sinh hoạt hàng ngày tôi đều tập tỉnh giác lôi cái Tâm về ngay hiện tại. Khi lặt rau tôi lặt từng cọng và quán rằng để có rau này cần phải có hột để gieo, nước, đất, người trồng, mặt trời, phân bón……. Lại tiếp tục nói đến người trồng thì lại nói đến người sinh ra và nuôi cho người trồng này lớn, dạy cho trồng trọt, cho ăn và thức ăn lại từ đâu mà có……v.v…….càng quán sâu chừng nào từng sự vật, từng sự vật – tôi bắt đầu nhận ra rằng dường như mọi sự vật trong vũ trụ này đều có liên quan chằng chịt với nhau.

  8. Như một cái lưới, Kinh Phạm Võng Phật đã nói thế giới này phản chiếu qua lại bên những hạt châu mắc xích tạo thành một màng lưới khổng lồ tuy thưa nhưng khó thoát, nên một cái phựt lặt rau cũng có thể lôi mình về hiện tại.

    • Đúng vậy, lặt cọng rau lôi về thực tại và tôi bắt đầu nhận ra sự hiện hữu của cái ta giả hợp này còn may mắn hơn nhiều người khác là còn sức khỏe để mà ngồi…….lặt rau, bật cười: Hahahaha….thanh thản thanh thản bình yên bình yên…Quả nhiên, tịnh độ là đây, còn đâu nữa mà mong.
      Xem chừng những việc tưởng chừng như quá giản dị mà mang lại niềm hỷ lạc ko thể nghĩ bàn hở bác TT? 🙂

  9. Dễ như trở bàn tay, rút ngón tay ra chén nước nóng 🙂

    • Vấn đề ở chỗ là nhận ra nó hay ko vì nó quá giản dị. Đa số ai cũng thích chạy theo đi tìm cầu ở bên ngoài và cho rằng sao mà khó quá, cứ xa vời vợi…..tôi cũng đã từng như thế. Khà khà……..chỉ ngay đây thôi, tại đây, ngay bây giờ….uống trà sen đi TT. 🙂

  10. Cần trải qua một quá trình văn tư tu để trực nhận khoảnh khắc tỉnh giác đó.
    Ừm… ừm… ngon quá, mời bác 🙂

  11. Minh cung ko hieu sau cac ban lai muon co thien tri thuc hay nguoi dan duong de tu thien thiet la bo tay ,, thien la de tam di ve voi hu khong tim lai cai ban nga cua minh sau cac ban ko de chio tam ban lien lac voi ban nga ban va de tu no dua ban vao thien vay ko phai ban da nhap thien sau ma con tim su la sau su cugn chi cho ban y kien con trai nghiem la tu ban phai van than vao de xoa di nhung vui vo cua tran tuc ma ban da mang tao no trong qua khu ,,,,,,,,,

    • Xin chào bạn phap nghia,

      Đúng như bạn nói, vị thầy chỉ là người dẫn đường, là người chỉ cho mình thấy mục tiêu cần đạt được còn bản thân mỗi người mới chính là người ra những quyết định chủ chốt trong việc có đi hay không trên con đường do vị thầy hướng dẫn. Mỗi người bằng nhiệt tâm, chuyên cần và tỉnh thức của mình sẽ có thể tìm thấy cho riêng bản thân một trải nghiệm an lành và bình yên nơi tâm tư vẫn đang còn nhiều vấn vương với hồng trần.

      Chúc bạn đạt được nhiều an lạc trong cuộc sống.

  12. Minh đang gặp sự cố trong lúc thiền định ko biết bác nào có thể giúp mình được ko

    • Bạn có thể nói rõ hơn về sự cố mà bạn gặp phải, để Tâm Thiền xem có thể giúp gì được cho bạn hay không.

  13. Chào bạn thiền tâm , mình đã ngồi thiền hơn năm nay mỗi ngày 2 lần , mỗi lần khoảng 30 đến 40 phút , sau một thời gian mình thấy về mặt trạng thái tâm lý có cải thiện như bĩnh tĩnh hơn , bớt nóng giận ., ngươi thư thái Tuy nhiên lúc ngồi thiển mặc dù chỉ ngồi yên nhưng lúc nào mình cũng bị đổ mồ hôi như chơi thê thao vậy . Thiền xong cảm thấy sợ gió , phải lau sạch mồ hôi , ngôi một lúc cơ thể mới trở về trạng thái bình thường . Như vậy không biết mình tập có đúng không ? và bạn có thể mô tả cho mình biết thế nào là đạt được trạng thái định không
    Cám ơn bạn rất nhiều

    • Chào bạn Quantran,

      Bạn bị đổ mồ hôi có thể do bạn đã gồng người lên, quá căng thẳng mà ra, bạn nên để thư giãn toàn thân tâm, không quá cưỡng cầu, không mong đợi bất kỳ điều gì sẽ xảy đến, bạn chỉ đơn giản là ngồi đó và dõi theo các tạp niệm dấy khởi, lan tỏa và hoại diệt.

      Mình cũng không thể mô tả cho bạn biết trạng thái đạt định là như thế nào, bởi ngay bản thân mình vẫn còn nhiều tạp niệm xen vào trong thời thiền, định hoàn toàn vẫn chưa xảy ra với mình. 🙂

  14. Chào bạn thientam!
    cám ơn bạn đã giải đáp . Hôm trước mình quên không nói rõ là mình có nhóm 4 , 5 người bạn đã thực hành thiền theo kỹ thuật theo dõi hơi thở , nhưng dùng kỹ thuật thở bụng ,tức là hít vào phình bụng , giữ hơi một chút , rồi từ từ thơ ra thóp bụng lại . Tất nhiên là để cho hơi thở hoàn toàn tự nhiên chứ không hoàn toàn cố tình điều chỉnh hơi thở theo ý mình .Qua trao đổi thì mình thấy mọi người đều có cảm thấy nóng và đổ mồ hôi sau khi tập . Mình có tham khảo nhiều sách thì không thấy nói về vấn đề này nhưng gần đây có đọc cuốn CHỈ QUẢN ĐẢ TỌA ( the art of just sitting) của các thiền sư Nhật bản thì thấy ở trang 77 có một câu đại ý rằng , nếu thực hành chỉ quản đả tọa đúng ,chỉ cần ngồi không thôi , thì ngay giữa ngày mùa đông giá lạnh bạn cũng đổ mồ hôi . Trong quá trình ngồi thiền mình cũng không gồng cứng như bạn nói mà hoàn toàn thả lỏng ,đầu óc đôi lúc cũng đạt đến trạng thái buông thư nhất định . Mình không biết đổ mồ hôi như vậy có phải là do cơ thể nhận được năng lượng từ bên ngoài không ? Nếu bạn biết hoặc có sự phụ chỉ giáo , bạn có thể hỏi để giải đáp giúp mình được không ?
    cám ơn bạn nhiều

  15. Mình cũng không rõ về pháp thiền mà bạn nói, nên bạn có thể tìm hiểu thêm bằng cách tìm kiếm trên mạng.
    Chúc bạn sớm tìm được giải pháp, chúc bạn thân tâm thường an lạc 🙂

  16. Mùng ngồi thiền http://mungmocmien.blogspot.com/p/mung-ngoi-thien-dang-xep-gon-tu-bung.html ai có nhu cầu thì vào tham khảo nhé. Xin lỗi admin và mọi người, cho mình xin một mảnh để giới thiệu sản phẩm nhé.

  17. Cảm ơn bạn đã ghé thăm.

    • minh ngoi thien da lau, ngoi 30 phut thi te chan, khong the co gang duoc, minh thay thien co loi nen van duy tri deu dan, binh tinh, tinh tao, thanh than, co khi ngung tho den 2, 3 phut , roi tho lai hoi manh. Nhung luc ngung tho lau, thi thay tam cuc ky an tinh, than minh giong nhu hoa da, ko suy nghi duoc gi nua, va cung ko muon suy nghi, rat hanh phuc va an lac.
      chia se voi ban vay thoi, neu ngoi tren ghe thi minh ngoi lau hon, 1h30 phut. minh doc sach cua thay Thich Nhat Hanh, Ajanh Chah.

      • Chúc bạn có thể tăng tiến trong các thời thiền.

        Mình cũng đã từng đọc qua các bài Pháp của ngài Ajanh Chah, rất thực tế và hiệu nghiệm khi ứng dụng.

Bình luận về bài viết này